Những cảm nhận tinh tế của xuân diệu trong bài thơ vội vàng
Bài làm
đã chọn lối sống gấp gáp hưởng thụ, sống sao cho có thể cảm nhận hết được những gì ngon lành nhất, tươi mới nhất, xung quanh mình. Trong lời tựa một tập thơ, Xuân Diệu đã từng viết: ‘Những người khôn ngoan không biết quý phần ngon nhất của cuộc đời, đó là tuổi trẻ và tình yêu. Thơ ông xin dành tặng cho những ai trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng’. Đến với Vội vàng,ta sẽ bước vào thế giới cuộc sống tươi đẹp và tràn đầy hương sắc, ánh sáng, để cảm nhận được con mắt nhìn tinh tê của thi nhân được bước đi của thời gian, trước cuộc đời.
Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.
Mở đầu bài thơ, người đọc đã bị choáng ngợp trước những khát vọng khôn cùng của thi nhân. Xuân Diệu muốn tắt nắng, buộc gió để giữ lại những gì đẹp nhất, ngon lành nhất của cuộc sống. Không chỉcó nắng và gió mà ngoài kia, còn biết bao nhiêu cỏ cây, hoa lá, chim muông, tất cả đều vẫy gọi, mời chào chàng thi sĩ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng cỏ xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Xuân Diệu đường như đang lạc giữa một khu rừng tươi đẹp và tràn đầy sựsống. Mỗi bước đi của thi nhân lại đến với một thế giới tràn đầy màusắc, âm thanh hình ảnh. Tất cả van vật đều chắt lọc những gì đẹp nhất, tinh khiết nhất đặt dưới chân chàng thi sĩ: ong bướm dâng mật ngọt, đồng nội dâng hoa thơm, cành xuân dâng lá, yến anh cất khúc tình si. Tất cả như một bữa tiệc ngon lành nhất, tươi mát nhất dành riêng cho Xuân Diệu. Nhưng cuộc sống muôn vàn hấp dẫn, kì thú và vô hạn ấy con người dù có muốn sống cũng không thể hưởng trọn. Và rồi một ngọt kia, hoa thơm kia, khúc nhạc kialiệuthi nhân còn có thể mãi mãi được nghe, được nhìn, được nếm hay không? Dòng chảy cuộc sống là vô hạn mà đòi người lại thật ngắn ngủi qua mau, làm sao thi nhân có thể cảm nhận được hết hương sắc của cuộc đời. Chính vì vậy, Xuân Diệu đã chọn lối sống gấp gáp, chạy đua với thời gian. Nỗi ám ảnh thường trực ấy luôn tiềm ẩn trong tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ, đã đem đến cho Xuân Diệu những cảm nhận hết sức tinh tế về bước đi của thời gian:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân,
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Nỗi mừng vui rợn ngợp trước bữa tiệc cuộc sống ngon lành tươi mới đã nhường chỗ cho nỗi lo lắng bâng khuâng chợt dâng lên trong lòng nhà thơ. Mùa xuân vừa mới bắt đầu, xuân cũng đang vào thời nguyên sơ, tươi đẹp mà sao trong thi nhân đã ôm một nỗi lo mơ hồ: xuân tới - xuân qua, xuân còn non - xuân sẽ già.
Các tin liên quan
- Giá trị nghệ thuật trong những bài thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu (25/01) Nguồn:
- Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (23/01) Nguồn:
- Giá trị nghệ thuật và nội dung của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (23/01) Nguồn:
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm 2 đứa trẻ của Thạch Lam (23/01) Nguồn:
- Bài văn hay phân tích nhân vật trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (23/01) Nguồn:
- Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (23/01) Nguồn:
- Cảm nhận về câu truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (22/01) Nguồn:
- Phân tích câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (22/01) Nguồn:
- Bài văn hay nói về cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng (22/01) Nguồn:
- Những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (22/01) Nguồn: